MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA HỘI VIÊN NÔNG DÂN XÃ NGHI QUANG

Thứ năm - 11/04/2024 02:50
Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu giảm nghèo bền vững gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Anh Hoàng Ngọc Văn, vợ là Nguyễn Thị Sáu, hai vợ chồng đều là hội viên nông dân  xóm Bắc Sơn 2, xã Nghi Quang, chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua do điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi, sản xuất nông nghiệp theo hướng truyền thống cho năng xuất thu nhập không đảm bảo, gia đình chủ yếu tập trung sản xuất vụ Đông Xuân, nên nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang, hơn nữa sản phẩm lương thực làm ra giá thấp, khó tiêu thụ. Đứng trước tình hình đó, cấp ủy chính quyền địa phương, hội nông dân xã đã có nhiều giải pháp tuyên truyền đến hội viên, nhân dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất. Cùng với nhiều chính sách khuyến khích, hộ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch công nghệ cao trên địa bàn xã.
z5333575941915 9d0e880bdb45b03f8a1e4f04c7d4ed3e

Hình ảnh vườn dưa lưới gia đình chị sáu
 
z5333575971514 41f1ceb93a1409c883e9b282d1a5f04f
Sản phẩm dưa lưới của gia đình chị sáu
Bản thân chị Nguyễn Thị Sáu là ủy viên BCH hội nông dân xã, là cán bộ hội, được tổ chức hội phân công nhiệm vụ tuyên truyền hội viên nông dân thi đua phát triển kinh tế. Nhận thấy bản thân phải là tấm gương để hội viên học hỏi, noi theo, gia đình lại có đủ điều kiện về diện tích đất xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là điều rất cần thiết trong việc tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cây trồng. Với nhận thức và nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường, niềm đam mê trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm, h trợ, động viên của tổ chức hội nông dân, cấp ủy chính quyền và các ban ngành đoàn thể. Năm 2022 gia đình anh chị đã mạnh dạn xin chủ trương xây dựng nhà màng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí đầu tư 650 triệu đồng, trong đó được UBND huyện  hỗ trợ 150 triệu đồng.
          Mô hình bước đầu xây dựng còn gặp không ít khó khăn về kinh nghiệm trồng và chăm sóc, sau nhờ được tập huấn, hướng dẫn KHKT, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình trong huyện, gia đình đã trồng thí nghiệm vụ dưa bao tử đầu tiên. Sau khi trồng gần 2 tháng mỗi cây dưa chuột trung bình cho 2 đến 3kg/cây, mỗi quả nặng khoảng 350 đến 400g, giá bán ra thị trường giao động từ 20.000 đến  25.000 đồng/kg cao gấp 3 lần so với thị trường, ước tính trừ mọi chi phí thu về từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.
Từ hiệu quả của vụ thu hoạch dưa chuột đầu tiên, gia đình đã mạnh dạn chuyển sang trồng dưa lưới. Dưa lưới là cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định, dễ tiêu thụ. Giống dưa lưới trồng trong nhà màng hạn chế được sâu bệnh gây hại vì các cây trồng thuộc họ Dưa thường rất dễ bị sâu bệnh khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Anh Hoàng Ngọc Văn chia sẻ: Trước đây gia đình đã trồng theo kiểu truyền thống nên khó kiểm soát được sâu bệnh hại và tốn kém chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật để phòng, trừ, chất lượng sản phẩm và sản lượng không cao. Từ ngày canh tác trong nhà màng đã khắc phục được thời tiết, không quá lệ thuộc vào tự nhiên. Do đó, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục, không theo mùa vụ như lối canh tác truyền thống. Trong năm anh đã canh tác được 2 - 3 vụ. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, hệ thống nhà màng đảm bảo nên cây dưa sinh trưởng và phát triển khá tốt, quả to từ từ 1,5 - 2 kg, hàm lượng đường vừa phải, ăn giòn, thanh, ngọt, sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt khoảng 3 - 4 tấn/vụ. Nhờ sự quảng bá, kết nổi tiêu thụ của tổ chức Hội nông dân xã, đến bạn bè, thị trường gần xa, sản phẩm làm ra rất dễ tiêu thụ, được nhiều người tin dùng, lựa chọn, với giá từ 35 đến 40 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình đã thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm. Mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần làm thay đổi tư duy, thói quen, tập quán canh tác của nông dân từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp sạch công nghệ cao gắn với nhu cầu của thị trường. Anh Văn cho biết : “Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục trồng thêm và mở rộng diện tích. Đồng thời, tiếp tục áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ cao đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của bà con. Để sản phẩm được kiểm định đảm bảo chất lượng, mang thương hiệu của địa phương, trong thời gian tới gia đình sẽ phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương, Hội nông dân xã, đề xuất xây dựng sản phẩm o cop, việt gác, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hằng, Chủ Tịch Hội Nông Dân xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ban do Nghi Quang
Thông báo - Lịch làm việc
Chuyển đổi số
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Quản lý văn bản
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,330
  • Tháng hiện tại7,500
  • Tổng lượt truy cập1,033,973
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây