Cầu cấm di tích lịch sử Quốc gia.

Thứ ba - 30/07/2024 10:04
Cầu Cấm có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn 2 xã Nghi Quang và Nghi Yên, là cửa ngõ phía Nam của hậu phương miền Bắc, phần lớn lương thực, vũ khí, đạn dược từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho miền Nam đều phải đi qua trọng điểm này.
 
z5683413161521 f2f08ed8115406ac949a0d3d894b0163

Địa hình khu vực cầu Cấm như hình một chiếc chảo lớn mà cầu Cấm nằm ở trung tâm lòng chảo, xung quanh là các dãy núi cao bao bọc. Các tuyến đường sắt, đường thủy, đường bộ đều giao nhau ở đây, vì vậy để đi qua khu vực lòng chảo này chỉ có con đường duy nhất là qua cầu Cấm, nên nơi đây còn được ví như “cuống họng” của tuyến giao thông chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam và nước bạn Lào. Địa điểm lịch sử cầu Cấm có vị trí chiến lược giao thông quan trọng, đây là một lòng chảo bốn phía xung quanh được bao bọc bởi các núi: như núi Thần Vũ ở phía Đông Bắc nối với núi Đầu Voi ở phía Đông Nam tạo thành cửa ngõ ra vào của các tuyến giao thông Bắc Nam, núi La Nham phía Tây Bắc…Với vị thế như vậy nên cầu Cấm được xem là “yết hầu” cửa ngõ phía Nam của hậu phương miền Bắc. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã ghi dấu sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ trọng điểm cầu Cấm, đồng thời, cũng là nơi chứng kiến những tội ác của kẻ thù xâm lược.
Với vị trí chiến lược như vậy, Đảng bộ tỉnh Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu IV đã quyết định xây dựng trận địa cầu Cấm nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ trọng điểm này. Mặc cho Đế quốc Mỹ ngày đêm trút hàng vạn tấn bom đạn xuống trận địa cầu Cấm nhưng quân và dân ta vẫn bám trụ cầu đường, bảo đảm thông tàu, thông xe, góp phần vào thắng lợi chung của quân và dân cả nước. Nơi đây diễn ra nhiều cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, là nơi chứng kiến tội ác của Đế quốc Mỹ và cũng là nơi ghi dấu tinh thần chiến đấu anh dũng, quật cường, thể hiện ý chí quyết tâm “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường, các đơn vị quân sự của Quân khu IV và nhân dân địa phương.
Hàng vạn tấn bom mìn của Đế quốc Mỹ trút xuống trận địa cầu Cấm, đã có hàng trăm bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến…đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây để bảo đảm huyết mạch giao thông được thông suốt. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, nhưng với quyết tâm bằng mọi cách phải bảo vệ cầu đường để các đoàn xe qua an toàn, quân và dân ta đã bám trụ kiên cường, quyết giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ từ Hội cựu thanh niên xung phong Nghệ An, Ban quản lý nghĩa trang huyện Nghi Lộc, phòng Thương binh Xã hội huyện Nghi Lộc, tính từ năm 1964 đến năm 1968 đã có hơn 172 liệt sỹ là bộ đội, thanh niên xung phong anh dũng hy sinh làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa cầu Cấm, gắn liền với các sự kiện, trận đánh ác liệt, những chiến công của quân và dân ta.
 

Tác giả bài viết: Nghi Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

ban do Nghi Quang
Thông báo - Lịch làm việc
Chuyển đổi số
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Quản lý văn bản
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay432
  • Tháng hiện tại3,712
  • Tổng lượt truy cập1,018,331
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây