Toàn cảnh chùa Lữ Sơn
Sân trước chùa Lữ Sơn
Hình ảnh lăng mộ và ao cá
Điện chính của chùa
Chuông chùa Lữ Sơn có niên đại hơn 200 năm
Các sư, thầy về tham dự lễ phật đản tại chùa
Các phật tử về dự lễ vu lan bảo hiểu
Toàn cảnh chùa Lữ Sơn gồm 2 khu vực chính gồm nhà Hạ điện và Thượng điện nằm phía tây hệ thống nhà Nam và các công trình phụ trợ nằm phía Tây nam ở độ cao chừng 3m so với sông Thượng Xá thuộc nhánh sông cấm, nay đã bị bồi lấp dấu vết còn lại là những đầm lầy ao nuôi cá của các hộ dân, nối khu vực chùa chính là nhà Nam và công trình phụ trợ là chiếc cầu đá bắc qua con suối, thủa xưa hầu như không khi nào cạn nước. Trong khuôn viên chùa Lữ Sơn từng có nhiều cây cối rậm rạp; trong đó có 5 cây muỗm cổ thụ trước sân nhà hạ điện, gốc to vài ba người vòng tay ôm. Cổng tam quan năm ở khu vực chùa chính có hai lầu rồng chừng 3 đến 4 m.Từ sân chùa lên nhà hạ điện phái bước qua 18 bậc đá, mỗi bậc dài chừng 30m. Nhà hạ điện rộng khoảng 200m2 có thể chứa được hàng trăm người (Trong khoảng thời gian từ 1957-1960, nơi đây từng được xã Nghi Quang sử dụng làm lớp học cho học sinh tiểu học. Nhà hạ điện có 4 hàng cột bằng gỗ lim; mỗi hàng có tới 5 cột, với đường kính mỗi cột chừng 0,4m, cao từ 4 đến 5m, tại nhà hạ điện từng treo một chiếc chuông đồng cao 1m, nặng gần 100klg Chuông này được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) do bà con nhân dân làng Xuân Áng cúng sở, khi làng Xuân Áng thực hiện việc tùng tu ngôi chùa này. Mỗi khi chuông chùa Lữ Sơn gióng lên thì các làng khác vẫn nghe được tiếng chuông, hiện tại chiếc chuông vẫn được lưu dự tại chùa. Nối hạ điện và thượng điện là một chiếc máng hứng và thoát nước mưa, rộng chừng 0,5m, được đúc bởi vôi trộn mật mía, nước vỏ cây bời lời, giấy bản bền chắc không khác già bê tông cốt thép này nay. Nhà thượng điện là nơi thờ Phật tổ Quan âm và chư vị Bồ Tát. Nơi đây hàng trăm pho tượng Phật với nhiều chất liệu khác nhau, như đồng, gỗ, đất nung, nhiều pho tượng được sơn son thiếp vàng óng ánh; các pho tượng cao to phải tới vài ba người khiêng. Trong lịch sử, từng có nhiều vị sư đến trụ trì tại chùa Lữ Sơn; trong đó có cụ Mai Văn Vinh người Biện Sơn, Thanh Hóa là vị sư cuối cùng trụ trì tại chùa này. Dấu tích của 5 lăng mộ cổ hiện còn xung quanh khu vực chùa Lữ Sơn còn nghuy nga, tráng lệ đây không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư mà còn là nơi các phật tử trong và ngoài xã đến bày tỏ tâm nguyện với Đức phật mà còn thu huát nhiều tao nhân, du khách đến thăm vãng cảnh. Vào những năm từ 1964 dến 1970 của thế ký XX cách đây khoảng 60 đến 50 năm trước, thời ấy không chỉ xã Nghi Quang mà có nhiều nơi trên địa bàn Nghệ An, người ta thảo dỡ đình đền, chùa, miếu mão vì chống mê tín dị đoan; chùa Lữ Sơn cùng chung số phận như bao ngôi chùa khác đã bị phá dỡ chỉ còn các phế tích. Năm 2014 ý trưởng khôi phục chùa Lữ Sơn cán bộ và nhân dân xã Nghi Quang đã nỗ lực để có một địa điểm sinh hoạt tâm linh như hôm nay là một quản trình đóng góp không nhỏ của cán bộ và các phật tử xã Nghi Quang và bà con phật tử trong và ngoài xã đã khôi phục thành công ngôi chùa khang trang và sạch đẹp như hôm nay để các phật tử trên địa bà xã và các phật tử ngoài xã bà con nhân dân, các du khách có địa đểm đến thăm quan vãn cảng chùa Lữ Sơn.